Thành phần của mật rỉ phụ thuộc vào giống mía, giai đoạn thu hoạch, thổ nhưỡng, thời tiết và quy trình sản xuất đường của nhà máy. Do vậy rỉ mật đường thay đổi về thành phần dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc và độ nhớt.
Các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của rỉ mật. Trong đó sucroza chiếm 44%, Fructoza chiếm 13%, Glucoza chiếm 10%, Axit amin chiếm 3%, các chất khác chiếm 30%. Rỉ mật đường có tỷ lệ đường khử tương đối cao. Trong chu trình kết tinh các loại đường khử tăng lên tới mức mà sucroza không thể kết tinh được nữa. Bởi vì đường khử làm giảm khả năng hòa tan của sucroza. Các chất khoáng có xu hướng giữ sucroza trong dung dịch, cho nên cân bằng giữa đường khử và chất khoáng sẽ quyết định sản lượng sucroza lý thuyết có từ cây mía. Phần sirô còn lại thường được coi là rỉ mật.
Rỉ mật là một nguồn giàu khoáng. Hàm lượng Ca trong rỉ mật mía cao tới 1%, trong khi đó hàm lượng P lại thấp. Rỉ mật mía giàu Na, K, Mg và S. Rỉ mật cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu (7 ppm), Zn (10 ppm), Fe (200 ppm), Mn (200 ppm).
Các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, đặc biệt là độ nhớt dính. Nó bao gồm chủ yếu là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ. Nói chung hàm lượng các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật củ cải đường cao hơn rỉ mật mía. Trong rỉ mật đường không chứa xơ và lipit. Tỷ lệ protein thô trong rỉ mật mía tiêu chuẩn là rất thấp (3-5%). Trong rỉ mật mía còn có một lượng đáng kể các axit hữu cơ, trong đó chủ yếu là axit acotinic. Rỉ mật cũng chứa một lượng axit béo bay hơi, trung bình khoảng 1,3%.
Rỉ đường (molasses) là một nguồn carbon lý tưởng vì nó rẻ tiền và chứa lượng lớn carbon, dễ dàng sử dụng (hòa trộn thẳng với nước ao rồi tạt). Rỉ đường dạng đậm đặc cũng chỉ chứa 40% carbon, như vậy để đảm bảo tỉ lệ 12,5 C: 1 N thì lượng rỉ đường phải cung cấp cho 1g nitrogen sinh học phải là 32g. Cũng theo cách tính tỉ lệ thuận 100g rỉ đường chứa 40g carbon như vậy để cần 12,5g carbon phải cần 32g rỉ đường.
Như vậy, để tính được lượng rỉ đường tương đối chính xác cần bón cho ao nuôi tôm thì người nuôi tôm cần đo lượng Ammonia tổng số và Nitrite (cùng với ước tính cho các Nitrogen sinh học còn lại – thông thường khoảng 50%) để có thể sử dụng lượng rỉ đường chính xác cho ao nuôi tôm.
Hiện nay, sử dụng giải pháp sinh học để ổn định chất lượng nước cũng như hạn chế dịch bệnh trong nuôi tôm đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, mật rỉ đường được xem là nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước. Là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nghèo dinh dưỡng.
Sản phẩm liên quan